Ngay cả khi việc thu hoạch hạt cà phê arabica và robusta được hoàn tất, thì lệnh phong tỏa toàn quốc có hiệu lực từ ngày 25/3 đã cản trở nông dân giao dịch, xử lí và xuất khẩu cà phê cả ở dạng hạt và dạng bột.
Theo trang Times Of India, các biện pháp phong tỏa nhằm hạn chế COVID-19 đã gây nên cuộc khủng hoảng cho người dân trồng cà phê ở Kartana (Ấn Độ), địa phương vốn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ mưa lớn, lũ lụt và sạt lở trong hơn hai năm qua.
“Bên cạnh những tổn thất gây ra bởi lũ lụt và sạt lở ở những đồn điền trong hơn hai năm qua, việc kéo dài các biện pháp phong tỏa càng làm tăng mức độ thiệt hại cho nông dân khi việc này làm gián đoạn hoạt động sản xuất và làm hư hại hạt cà phê”, Shirish Vijayendra, chủ tịch Hiệp hội người trồng tại Kartana trả lời phỏng vấn IANS.
Ngay cả khi việc thu hoạch hạt cà phê arabica và robusta được hoàn tất, thì lệnh phong tỏa toàn quốc có hiệu lực từ ngày 25/3 đã cản trở nông dân giao dịch, xử lí và xuất khẩu cà phê cả ở dạng hạt và dạng bột.
“Việc dừng nhiều phương tiện giao thông công cộng và hạn chế nhiều phương tiện khác đến ngày 3/5 cũng cản trở người trồng thu hoạch đậu và hạt tiêu, bởi nông dân không thể đi lại trong nhiều tuần”, ông Vijayendra cho biết.
Việc thu hoạch hạt cà phê cũng bị ảnh hưởng bởi hầu hầu hết những người lao động nhập cư từ các bang lân cận như Tamil Nadu và Kerala đã trở về nhà để tránh lây nhiễm COVID-19.
“Các hoạt động sản xuất bị đình trệ, nông dân không có thu nhập bởi hạt cà phê không thể được tiến hành giao dịch trong nước cũng như xuất khẩu.”
Mặc dù các biện pháp hạn chế đối với ngành nông nghiệp đã được nới lỏng sau 21 ngày, các ngành hàng hóa như cà phê, chè, cao su và gia vị không được lợi bởi chúng là được coi là các mặt hàng thương mại và không được miễn thuế.
Việc kéo dài lệnh phong tỏa cũng khiến việc giao dịch cà phê tại các đồn điền, nhà máy và các cảng bị đình trệ.
“Mặc dù 70% sản lượng cà phê được xuất khẩu, số lượng cà phê không thể giao dịch vẫn lớn do nhu cầu tiêu thụ nội địa bị ảnh hưởng bởi các nhà máy rang xay, các đại lí, quán cà phê và khách sạn vẫn đóng cửa”, ông Vijayendra cho biết.
Mưa lớn, lũ lụt và sạt lở trong hơn hai năm qua đã khiến sản lượng cà phê giảm 50% trong niên vụ 2019-2020 và 35% trong niên vụ 2018-2019.
Giá cà phê thế giới cũng khiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm theo. Trong khi đó, chi phí đầu vào, tiền lương và các phúc lợi xã hội cho người lao động tăng làm tăng giá thành sản xuất.
ông Vijayendra nhắc lại: “Chúng tôi ước tính thiệt hại chung cho ngành trồng cà phê ở Kartana do dịch COVID-19 gây ra khoảng 7 tỉ rupee (92 triệu USD ).
Việc vận chuyển từ đồn điền đến các cảng bị trì hoãn cùng sự thiếu thốn nhân lực và phương tiện cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu. Các kho hàng của chúng tôi đã bị kẹt trong vài tuần”.
Theo trang The Hindu, trước các thiệt hại này, những người trồng cà phê đã yêu cầu chính phủ kéo dài thời hạn thanh toán các khoản vay ngắn hạn và các khoản nợ phát triển trong vòng một năm, từ ngày 1/4/2020 đến 31/3/2021.
Trong một bản báo cáo gửi Bộ trường tài chính Nirmala Sitharaman, ông Vijayendra kêu gọi chính phủ tái cơ cấu nguồn vốn và lãi suất chưa trả của các khoản vay ngắn hạn và các khoản vay có kì hạn.
Ông này cũng kêu gọi miễn thuế hàng hóa và dịch vụ đối với phân bón, hóa chất và các chất dinh dưỡng trong niên vụ 2020-21.