Thời điểm này, nông dân trong tỉnh Đắk Nông bắt đầu xuống giống, tái canh cà phê. Ở huyện Đắk Mil, sau đợt hạn hán vừa qua, nhiều gia đình chuyển sang chọn cây cà phê dây để trồng với hi vọng sẽ chống chịu được với khô hạn những năm tới.

Sau 10 năm thu hoạch, thấy rẫy cà phê bắt đầu giảm năng suất và hạn hán ngày càng gay gắt, năm nay, anh Nguyễn Văn Dũng, thôn Thuận Nam, xã Thuận An phá bỏ 2.000 cây cà phê già cỗi để trồng cà phê dây.

Theo anh Dũng, sau vụ thu hoạch, anh liên hệ với lò than bán cây cà phê kèm điều kiện múc gốc và đảo đất cho gia đình. Sau khi phơi đất, anh Dũng bắt đầu trồng tái canh cà phê.

Tôi đã tìm hiểu nhiều giống cà phê trước khi chọn giống để tái canh. Với cây cà phê dây có nhiều ưu điểm như quả to, giòn, dễ hái, tiết kiệm công khi thu hoạch, năng suất bình quân từ 5 tấn – 7 tấn/ha. Cà phê dây tán nhỏ nên trồng được nhiều cây hơn so với cà phê địa phương ở cùng diện tích. Cà phê dây còn chống chịu hạn tốt và đây là ưu điểm lớn nhất để tôi lựa chọn trồng”, anh Dũng giải thích.

Vừa xuống giống 600 cây cà phê dây, ông Nguyễn Văn Phương, thôn Thanh Phong, xã Đức Minh lại tất bật chăm sóc cho hơn 800 cây cà phê dây hơn một năm tuổi. Theo ông Phương, gia đình có 2.500 cây cà phê đã cho thu hoạch với thời gian 17 năm. Cả vườn cà phê già cỗi, nhưng chi phí tái canh lớn, nên gia đình phải chia làm từng năm.

Để tái canh, tôi phải thuê máy múc gốc cà phê già cỗi, rồi chi phí phân bón, thuốc chống nấm, mối… Để bảo đảm cuộc sống, trên diện tích tái canh, tôi còn trồng thêm các loại cây ngắn ngày”, ông Phương tâm sự.

Theo anh Dũng, sau vụ thu hoạch, anh liên hệ với lò than bán cây cà phê kèm điều kiện múc gốc và đảo đất cho gia đình. Sau khi phơi đất, anh Dũng bắt đầu trồng tái canh cà phê.

Tôi đã tìm hiểu nhiều giống cà phê trước khi chọn giống để tái canh. Với cây cà phê dây có nhiều ưu điểm như quả to, giòn, dễ hái, tiết kiệm công khi thu hoạch, năng suất bình quân từ 5 tấn – 7 tấn/ha. Cà phê dây tán nhỏ nên trồng được nhiều cây hơn so với cà phê địa phương ở cùng diện tích. Cà phê dây còn chống chịu hạn tốt và đây là ưu điểm lớn nhất để tôi lựa chọn trồng”, anh Dũng giải thích.

Vừa xuống giống 600 cây cà phê dây, ông Nguyễn Văn Phương, thôn Thanh Phong, xã Đức Minh lại tất bật chăm sóc cho hơn 800 cây cà phê dây hơn một năm tuổi. Theo ông Phương, gia đình có 2.500 cây cà phê đã cho thu hoạch với thời gian 17 năm. Cả vườn cà phê già cỗi, nhưng chi phí tái canh lớn, nên gia đình phải chia làm từng năm.

Để tái canh, tôi phải thuê máy múc gốc cà phê già cỗi, rồi chi phí phân bón, thuốc chống nấm, mối… Để bảo đảm cuộc sống, trên diện tích tái canh, tôi còn trồng thêm các loại cây ngắn ngày”, ông Phương tâm sự.

Ngoài câu chuyện tìm kiếm nguồn nước để chống hạn, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vẫn đang diễn ra mạnh mẽ ở huyện Đắk Mil và các địa phương khác trong tỉnh. Thế nhưng, để tìm được những cây trồng phù hợp với các vùng đất vốn chịu nhiều tác động bất lợi từ thời tiết thì quả là không hề dễ, nhất là đối với người nông dân.