Bác nông Phạm Huy Toàn – thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, với kinh nghiệm gần 25 năm trồng cà phê hồ hởi chia sẻ với phóng viên về vườn cà phê năm nay của bác: ‘Chưa thu hoạch đâu, nhưng bác ước tính phải được khoảng 6tấn/ha, nhân nhiều, quả đều, rất là ưng ý’.
Điều bất ngờ là trong suốt mùa mưa, bác không hề mất nhiều công sức để chăm bón, mà chỉ chú trọng tới một vài kỹ thuật đơn giản nhưng lại giúp tạo ra rất nhiều kết quả bất ngờ.
Cà phê là loại cây ưa nước, thích hợp trồng vào mùa mưa, và phát triển rất tốt vào giai đoạn từ tháng 5 tới tháng 11. Đây là thời điểm cà phê phát triển rất nhanh về kích thước, tăng chồi, cành và tạo nhân. Tuy nhiên, cũng chính mùa mưa cũng là mùa mà cà phê dễ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng dẫn đến tụt giảm năng suất như: sâu bệnh hại cây, rụng trái non, nấm bệnh, rụng lá,…
Nếu bác nông không xử lý được những vấn đề này hiệu quả, vườn cà phê sẽ bị thất thu, hỏng cây, năng suất thấp và khó có thể tạo ra lợi nhuận như ý. Vậy làm thế nào để khắc phục tất cả những khó khăn trên mà không cần phải thực hiện quá nhiều các bước kỹ thuật phức tạp?
Muốn sạch sâu bệnh, vườn phải thông thoáng
Nhìn vườn cà phê xanh mướt, trĩu những trái đều tăm tắp của bác Phạm Huy Toàn – Thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, nhiều người luôn cho rằng bác chắc phải bỏ công chăm nhiều lắm. Nhưng thực tế thì lại ngược lại hoàn toàn. Bác chia sẻ rất chân thành: “Chỉ cần làm đúng và đủ những kỹ thuật đơn giản như: tỉa cành, làm cỏ thường xuyên, cắt bỏ hết những phần cành bị sâu bệnh tấn công, là sẽ giảm được rất nhiều sâu bệnh”.
Bác nói, sâu bệnh lây lan từ tán này sang tán khác, nếu không chịu tỉa cành chuẩn chỉnh, thì rất dễ lan ra cả vườn, nhất là những cành già, phải bỏ đi cho đỡ cớm cây, đó chính là những chỗ dễ phát sinh sâu bệnh & nấm nhất, phải tỉa sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Tâm lý của bà con thường hay tiếc nên giữ lại những cành già, vì trên đó có nhiều quả non đang độ phát triển.
Nhưng thực tế, chính những cành già khi chạm đất, sẽ gây ra hiện tượng thối quả, thối cành, tạo điều kiện cho sâu bệnh và nấm sinh sôi, phá hủy những cành to khỏe bên trên, làm giảm năng suất của cả vườn. Việc chăm sóc tỉa cành, làm thông thoáng vườn cây còn giúp cà phê tăng cành dự trữ cho vụ sau, giảm hẳn hiện tượng rụng trái non, tăng chất lượng nhân cho cà phê.
Một bí kíp rất hay mà bác Toàn bật mí và đã áp dụng rất hiệu quả cho vườn cà phê của bác, đó là cách xử lý khi cây cà phê bị nhiễm sâu bệnh. Khi cây bị sâu bệnh tấn công, việc đầu tiên là cần loại bỏ toàn bộ những cành bị nhiễm để tránh lây lan, tiếp theo là xử lý bộ rễ. Theo bác chia sẻ, rễ cây có khỏe mạnh, thì cây mới phát triển tốt và chống chọi được với sâu, nấm bệnh.
Bác dùng thuốc bảo vệ thực vật cùng với vôi để diệt sâu, nấm. Cùng với đó là các loại phân bón tốt rễ, khỏe cây, đơn cử như Đạm xanh, Đạm đen Cà Mau. Kỹ thuật bón vôi của bác khá đơn giản, áp dụng đúng quy trình bón thông thường, nhưng phải đều đặn, năm nào cũng bón, không được bỏ ngắt quãng. Có như vậy, rễ cây mới tốt, hạn chế được sâu, nấm và giúp đất bền bỉ hơn.
Điều chỉnh kích thước nhân & quả cà phê theo tỉ lệ N, P, K
Trò chuyện và được bác dẫn đi thăm khắp vườn cà phê, ai ai cũng ngạc nhiên không hiểu tại sao chỉ với những bí quyết tưởng chừng đơn giản, mà bác Toàn lại thu được thành quả tốt tới vậy. Bác nói, nhà nông mình phải thực sự hiểu cây, hiểu kỹ thuật bón phân theo từng giai đoạn như thế nào để kích thích cây đơm trái, trái đều, nhiều nhân.
Vào mùa mưa, đầu mùa bác Toàn bón phân chuồng kết hợp NPK Cà Mau, tỉ lệ đạm nhiều, để kích thích cây đâm rễ, đâm chồi, có sức khỏe thật tốt chuẩn bị cho đợt ra trái. Loại NPK thích hợp nhất trong giai đoạn này là NPK Cà Mau 20 – 20 – 15. Kết hợp với bón phân tăng đạm, bác liên tục ra thăm vườn hàng ngày để kịp thời phát hiện những cây bị yếu, còi, điều chỉnh lượng phân cho hợp lý.
Không chỉ vậy, bác Toàn tích cực học hỏi thêm nhiều kiến thức từ kỹ thuật viên của Đạm Cà Mau, thấy có điều gì bất ổn là bác hỏi ngay, để kịp thời thay đổi. Một điểm đáng lưu ý nữa là cây cà phê có rễ nằm ở độ sâu từ 0 – 20cm nên khi bón bà con phải thật sự để tâm, không bón quá sâu vì như thế cây không hấp thu được, cũng không được bón quá nông vì gây lãng phí. Lời khuyên đưa ra là bà con nên cào nhẹ lớp đất ẩm trên hố cà phê, rải phân thật đều, rồi phủ đất và lá lên trên.
Sau giai đoạn phát triển rễ và cành, thì bác Toàn tiếp tục điều chỉnh tỷ lệ NPK để cà phê cho ra nhân to, quả tròn, đều. Bác sử dụng NPK Cà Mau tăng lân, tăng kali, giảm đạm (NPK Cà Mau 19-9-19 cùng Kali Cà Mau). Việc điều chỉnh này giúp chất dinh dưỡng tập trung vào quả và nhân, lượng bón tùy thuộc và cụ thể của từng vườn nhưng căn cứ lớn nhất là dựa vào năng suất cà phê với khả năng đáp ứng của năng lực vườn cây.
Trong suốt quá trình cây cà phê phát triển, trong cả mùa mưa lẫn mùa khô, bác Toàn đều bón phân đều đặn theo đúng chu trình lớn của cây. Mùa khô thì tưới nước đều đặn, bón Ure vào gốc. Mùa mưa thì bón NPK kết hợp kali và Đạm Xanh, để cây tập trung tạo nhân, rễ chắc bền, cành dồi dào sức sống. Nhờ những kỹ thuật đơn giản đó, vườn cà phê của bác Toàn xanh mướt những trái non đều tăm tắp, cành to, cây khỏe, đúng là ước mơ của rất nhiều người.
Tỉ lệ rụng trái non thấp nhờ kết hợp bón phân 4 Đúng
“Hồi đầu tôi đâu có kinh nghiệm gì đâu, cứ bón phân theo cảm tính, trái non rụng nhiều quá trời. Hóa ra là do bón phân sai cách và không biết cách chăm cây mùa mưa. May quá, đúng lúc đó tôi biết tới Chương trình trải nghiệm dùng thử bộ sản phẩm của Đạm Cà Mau như một duyên lành.
Nhờ sự hướng dẫn tận tình của các kỹ sư, tôi bón phân theo đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng loại mà cây cần, và bón đúng cách phù hợp với cà phê. Tham gia chương trình, vườn cà phê của tôi được làm vườn thử nghiệm, các kỹ sư tận tình về tận nơi để xem chất lượng đất trồng, xem giống cây, tư vấn cách làm vườn mùa mưa sao cho cà phê bớt rụng trái. Nhờ làm đúng quy trình kỹ thuật, tôi luôn yên tâm với kết quả vụ này của mình. Chắc chắn phải đạt 6tấn/ha” – Bác Toàn mừng rỡ khoe.
Được biết, nhiều bác nông do tâm lý “Bón thừa còn hơn bón thiếu”, lại chưa am hiểu về quy trình phát triển của cà phê, trái chưa đủ lớn đã bị thừa đạm, nên mưa xuống là rụng rất nhiều, làm tụt hẳn năng suất. Để giảm hiện tượng rụng trái, chỉ nên tăng đạm vào đầu mùa mưa, nhưng cuối mùa mưa phải giảm đạm, tăng Kali và Lân, kết hợp phun thuốc hợp lý, bón vừa đủ, cây hấp thụ hết lượng phân bón, thì mới không bị chai đất, giúp quả non tăng kích thước và giảm rụng đáng kể.
Chứng kiến sự ngày một đổi thay của vườn cà phê mùa mưa, tỉ lệ rụng trái non thấp, sâu bệnh gần như rất hiếm, từng chùm quả lúc lắc nhiều những nhân, bác Toàn vui mừng khôn xiết. Với bác, tuân thủ đúng những kỹ thuật đơn giản sẽ tạo nên những kết quả to lớn. Tin rằng vụ này, những bí kíp vàng từ Đạm Cà Mau sẽ giúp bác hoàn thành ước mơ về một mùa cà phê năng suất cao, nhân ngàn giá trị.
NPK Cà Mau hân hạnh là sản phẩm đồng hành cùng vườn cà phê bác Toàn. Với ưu thế sở hữu nhiều công thức khác nhau giữa tỉ lệ N-P-K, sản phẩm NPK Cà Mau cho phép bác nông sử dụng suốt quá trình sinh trưởng của cây, tiết kiệm tối đa lượng phân bón, đem lại giá trị bền lâu cho đất, kiến tạo nhiều nhiều mùa vàng phát lộc cho bà con khắp mọi miền đất nước.