Sự khốc liệt của Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Làm cho cuộc sống của nhân loại chìm trong khốn khó. Tuy vậy, cafe trong Đệ nhất Thế chiến, tưởng chừng như một món hàng hóa không cần thiết. Chỉ cần khi có nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi. Nay lại trở thành một hàng hóa tối thiết yếu được sử dụng trong chiến tranh. Tại sao lại như vậy, Deli De Rossi mời các bạn tìm hiểu bài viết sau đây.
Nước Mỹ đặt chân vào Đệ nhất thế chiến
Năm 1917, Nước Mỹ bước vào cuộc chiến sau hàng loạt những nước đi về kinh tế bên ngoài rìa chiến tranh. Giới chức Mỹ đã biến người Đức thành những con quỷ trong tâm trí của đại chúng. “Nhưng cuộc tranh đấu giữa chuyên quyền và dân chủ, bây giờ đã thành vấn đề toàn cầu, phải tiếp tục và thắng lợi”. Biên tập viên của một tạp chí cà phê nhận định.
Dù vậy, những tình cảm cao quý này chẳng thể ngăn được những công ty Mỹ xuất khẩu cà phê sang các nước thuộc bán đảo Scandinavi, một phần vùng Bắc Âu. Dù biết rằng hầu như tất cả số cà phê này đều kết thúc số phận vào tay người Đức.
Cafe trong Đệ nhất Thế chiến trở thành thức uống không thể thiếu
Trong thời gian này, Tổng thống Hoa Kì thứ 28, Woodrow Wilson đã tuyên bố. Rằng điều mà ông hướng đến là một thế giới an toàn cho nền dân chủ.
Ngay lập tức, giá cà phê trên sàn giao dịch vọt thẳng lên. Do người dân dự đoán rằng hòa bình sẽ nhanh chóng trở lại. Và lúc này, giá cả sẽ tăng lên do nhu cầu của Châu Âu tái hồi phục.
Tuy nhiên, người ta đã đưa ra những nhận định sai lầm. Chiến tranh chẳng hề kết thúc. Thay vào đó, nó đem đến một nhu cầu mới đòi hỏi ngày càng nhiều cà phê hơn. Cafe trong Đệ nhất thế chiến dần trở nên thiết yếu.
Hơn 14 ngàn tấn cà phê được Cục Quân Nhu trưng thu cho nhu cầu tiêu thụ của quân đội năm 1917. Cafe trở thành, như một nhà báo thời đó nhận định, “thức uống phổ biến nhất trong các trại lính”. Bữa ăn nào cũng nhất định phải có cà phê.
Cà phê được tiết kiệm hết sức tối đa
Hầu hết cà phê cho quân đợi thời bấy giờ đều là cà phê chất lượng thấp. Được rang và xay ở tại quê hương Hoa Kỳ. Đóng gói một cách sơ sài rồi vận chuyển đến các chiến trường.
Cho đến khi cà phê đến được tay của các chiến sĩ thì đã mất hẳn hương vị, ôi và nhạt rồi. Tệ hơn nữa, giới chức quân đội quy định chỉ được phép dùng 140 gram cà phê cho khoảng 4 lít nước. Với cách pha chế này thì cà phê loãng nhách đến đáng thương.
Nhưng dù gì thì có còn hơn không!
Bã cà phê sau lần pha thứ nhất vẫn được giữ lại trong ấm đun cho đến tận bữa ăn sau. Lúc đó, người ta châm thêm nước, rồi cho khoảng 85 gram cà phê pha với 4 lít nước.
Rang cafe trong Đệ Nhất Thế chiến ngay tại chiến trường
Quân nhân thực sự bất bình. Và đã có nhận xét rằng “đây là một thứ hổ lốn nhờ nhờ, lổn nhổn trông chả khác gì nước giặt quần áo”.
Holbrook là chủ một cửa hàng tạp hóa ở New Hampshire. Ông này được độc quyền bán cho Cục Quân Nhu tất cả cà phê phục vụ cho quân đội. Ông đã thề là sẽ điều chỉnh lại cách pha cà phê gớm ghiếc này. Và sẽ cho lắp đặt các máy rang cà phê ngay hậu phương của các chiến tuyến. “Nếu bánh mì có thể nướng ngay tại địa phương”, ông ta lớn tiếng, “thì cà phê cũng rang được như vậy”.
Holbrook đã ra sức thuyết phục quân đội. Với lý do là việc vận chuyển cà phê nhân (hạt cà phê chưa rang) sẽ tiết kiệm được vô số không gian. Bởi vì cà phê đã rang sẽ trương nở thể tích lớn hơn cà phê chưa rang.
Cuối cùng quân đội cũng đồng ý. Tướng Pershing đã đánh điện yêu cầu gửi máy rang xay ra chiến trường. Cùng với những chuyên gia rang cà phê.
Cho đến khi chiến tranh kết thúc, cafe trong Đệ nhất Thế chiến được quân đội Hoa Kỳ rang 375 tấn mỗi ngày. Đây là số lượng cà phê nhân.